Translate

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

HÃY SOI LÒNG...!

Mỗi ngày con gái con trai đều có soi gương, để coi mặt mũi của mình ngày hôm nay ra sao? Nhưng họ chỉ có coi được phía trước mặt, tức là thấy được mắt, mũi, miệng, lông mày lông mi.v.v... chứ sau ót, sau lưng thì làm sao mà thấy được?

Nhưng nếu mọi ngày, con trai con gái và hết mọi người, đều soi lòng mình bằng chính Lời Chúa, thì chắc chắn khuôn mặt tâm hồn của họ sẽ đẹp hơn, dịu dàng hơn, khả ái hơn và hấp dẫn hơn.

Khởi đầu năm mới, cũng như là đang sống theo tinh thần mà Đức Thánh Cha Phanxico mời gọi " Tân Phúc Âm hóa", tôi mời gọi mọi người, dù là nam hay nữ, lớn tuổi hay nhỏ tuổi, hãy "soi lòng" mình theo tinh thần Phúc Âm nhé.

"Soi lòng mình bằng chính Lời Chúa" tức là dùng Lời Chúa để kiểm điểm lời nói và hành vi của mình coi có phù hợp với tinh thần Phúc Âm không?

"Soi lòng mình bằng chính Lời Chúa" cũng có nghĩa là phản chiếu lại đời sống của Chúa Giêsu trên con người của chúng ta...


Mỗi ngày tôi có soi lòng mình bằng chính Lời Chúa chưa? Nếu chưa thì bắt đầu hôm nay thực hành.

Mồng Ba Tết - Thánh hóa lao động

Ngày mồng ba Tết, chúng ta cầu nguyện cho việc làm ăn trong năm mới được thịnh đạt, đồng thời cũng xin Chúa thánh hóa chúng ta qua cuộc sống lao động hằng ngày.

I. Nhưng tại sao chúng ta lại phải cầu nguyện cho việc làm ăn?

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật, nhiều người tưởng rằng mình đã chiếm được chỗ đứng của Thiên Chúa. Có một thời chúng ta thường nghe thấy người ta nói: Thằng trời xếp lại một bên, để cho nông hội tiến lên làm Trời! Hoặc những câu như biến sỏi đá thành cơm gạo, thay trời làm mưa.

Thế nhưng kinh nghiệm cho chúng ta thấy nếu Chúa không cho thì chúng ta chẳng làm được gì. Những cơn động đất và sóng thần cũng như dịch cúm đã xẩy ra là những bài học rất quí giá cho chúng ta. Chính vì thế mà người xưa dã có câu: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Người nông dân ý thức được thân phận của mình nên đã cầu xin: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp.

Về vấn đề bày thánh Phaolô viết rất hay: Phaolô trồng, Apolô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên (1Cor 3,6). Vì thế ngày mồng ba tết chúng ta cầu nguyện cho việc cày cấy làm ăn là phải lẽ, vì không có Thiên Chúa thì: người lính canh đêm cũng hoài công.

II. Những giá trị của lao động.

Chúa Giêsu đã nói: Cha Ta hằng làm việc, và Ta cũng vậy (Ga 5,17). Khi quả quyết như thế Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng: lao động làm việc là qui luật của tình yêu và cũng là qui luật của sinh tồn.

*Làm việc là qui luật của Tình yêu

Thiên Chúa đã không dựng nên một vũ trụ hoàn hảo mà Người đã chỉ dựng nên một vũ trụ còn dang dở. Người muốn con người cộng tác với Người để làm cho công trình của Người càng ngày càng hoàn hảo hơn. Trong bài đọc (sách sáng thế), tác giả nói: “Sau khi dựng nên con người, Thiên Chúa đã đặt nó trong vườn địa đàng, không phải chỉ để hưởng thụ, mà còn để canh tác giữ vườn”. Như thế làm việc là sứ mạng cao cả Thiên Chúa đã giao cho con người ngay từ khi mới tạo dựng nên nó và khi làm việc là con người thể hiện tình yêu của mình đối với Thiên Chúa.

Nếu con người không làm việc thì quả họ đã không chu toàn được sứ mạng của mình. Điều này chính mỗi người phải quyết định cho mình. Nếu không muốn làm việc thì con người có muôn vàn cái cớ để thoái thác. Nhưng nếu đã muốn làm việc thì họ chẳng sợ bất cứ một trở ngại nào.

Một ông chủ kia giao cho bảy người thợ cưa, mỗi người phải cưa một khúc cây.

Người thứ nhất nói: khúc cây của tôi còn tươi quá, nguyện lưỡi cưa sẽ mắc trong đó. Tôi chờ cho đến khi khúc cây đó khô rồi tôi mới cưa, thế là anh ta nghỉ.

Người thứ hai: lưỡi cưa của tôi cùn quá., tôi chờ ông chủ đổi cho tôi lưỡi cưa khác bén hơn rồi tôi mới cưa. Và anh ta cũng nghỉ.

Người thứ ba: khúc cây này cong bên này cong bên kia. Tôi chờ ông chủ đổi cho tôi khúc cây khác thẳng hơn. anh cũng đi nghĩ.

Người thứ bốn: khúc cây của tôi quá cứng, cứng gấp hai lần khúc cây thường. Tôi chờ có khúc khác mềm hơn. Anh ta cũng nghỉ.

Người thứ năm: hôn nay trời nóng quá, đợi ngày nào mát trời hãy cưa. Anh ta cũng nghỉ.

Người thứ sáu: hôm nay tôi nhức đầu đợi tới khi nào khỏi tôi mới cưa. Và anh ta cũng nghỉ.

Người thứ bảy cũng nhận một khúc cây còn tươi, nó cũng cong bên này cong bên kia, thịt nó cũng rất cứng, lưỡi cưa của anh cũng cùn, trời hôm đó cũng nóng và anh đó cũng nhức đầu. Nhưng anh đi mài lưỡi cưa và bắy tay vào việc. Nhờ lưỡi cưa đã được mài, khúc cây đã được cưa xong, do trời nóng và do làm việc, anh ta đổ mồ hôi ra và hết nhức đầu. Anh sung sướng vì hoàn thành công các được giao.

Hôm sau anh xin ông chủ cho anh một khúc cây khác để cưa. (A.R Wells)

Vâng! Dù ở vườn địa đàng, Ađam cũng vẫn phải “canh tác”. Cuộc sống ở địa đàng rất hạnh phúc, nhưng cái hạnh phúc ấy con người phải “canh tác”, nghĩa là phải ra tay kiến tạo. Chính trong lúc làm việc con người mới cảm thấy hạnh phúc. Ngôi vườn hạnh phúc con người phải “giữ gìn” bằng việc làm của mình.

* Đàng khác làm việc còn là qui luật của sinh tồn.


Lao động ngoài mục đích giúp ta thánh hóa cuộc sống, nó còn có mục đích giúp bảo tồn cuộc sống.

MỒNG BA TẾT - CON KIẾN CẦN CÙ

Hôm nay Mồng Ba tết Giáp Ngọ, Giáo hội Việt nam muốn dành riêng để xin ơn thánh hóa công việc làm ăn trong năm mới, đồng thời xin Chúa chúc lành cho mọi công việc làm ăn chủa chúng ta trong suốt năm mới, biết lao động cho thích hợp để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, cũng như góp phần vào việc làm sáng danh Chúa trong mỗi công việc của chúng ta.

Chúng ta có một gương đặc biệt về sự cần cù làm việc, đó là con kiến. Khi nói đến con kiến, tự nhiên trong đầu óc chúng ta nảy ra ý tưởng là sự cần cù làm việc, nhất là qua bài thơ ngụ ngôn “Con ve và con kiến” của thi sĩ La Fontaine.

Chúng ta cùng tìm hiểu về loài kiến với các nét đặc trưng của chúng và rút ra một bài học thực hành cho cuộc sống chúng ta.

I. TÌM HIỂU LOÀI KIẾN

1. Một loại côn trùng đặc biệt

Các nhà sinh học vừa khẳng định : kiến, loại côn trùng “cổ” nhất, thay đổi ít nhất trong quá trình tiến hóa và nhiều triệu năm sau vẫn tồn tại trên hành tinh này lại là một loài thường hay gặp nhất.

Kiến là loài con trùng sống hầu như ở khắp mọi nơi trên trái đất, trừ vùng băng giá và đại dương.

Kiến cũng có nhiều loại với nhiều mầu sắc khác nhau như kiến đen, kiến lửa, kiến càng, kiến gió… và mỗi loại có một lãnh thổ riêng, một phạm vi sinh sống riêng của mình.

Chúng sống thành bầy đàn, phân chia nhiệm vụ rõ ràng, có tôn tri trật tự, biết bảo vệ lẫn nhau và cũng đi xâm lăng, cướp bóc, bắt nô lệ, chăn nuôi sâu bọ lấy “sữa”…

Số lượng loài kiến trong một tổ có thể từ vài chục cho đến hàng ngàn con… nhưng đứng đầu luôn là kiến chúa, còn lại hầu như là các nữ kiến thợ với những nhiệm vụ như tìm kiếm thức ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh. Có rất ít kiến đực và chúng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn với phận sự duy nhất là giao phối với kiến Chúa để duy trì nòi giống, sau đó chết. Như vậy, có thể nói tổ kiến gồm toàn là các nữ kiến.

2. Cấu trúc xã hội loài kiến

Hầu hết mọi xã hội loài kiến được chia ra làm ba thành phần, đó là kiến chúa, kiến thợ và kiến đực. Sau khi giao phối với một trong những chàng kiến đực, kiến chúa bắt đầu làm tổ và chỉ đẻ trứng trong suốt cuộc đời còn lại của mình… Kiến chúa không cai trị tổ kiến nhưng các kiến thợ luôn mang thức ăn lại nuôi như chúng nuôi lẫn nhau. Có tổ chỉ có một kiến chúa nhưng có tổ lại có nhiều kiến chúa cùng lúc.

Ngoài nhiệm vụ chăm sóc và nuôi nấng kiến chúa, đàn kiến thợ còn có nhiệm vụ xây tổ, mở mang tổ rộng hơn, sửa chữa tổ khi bị hư hại, chăm sóc ấu trùng hay trứng kiến, tìm kiếm thức ăn và chiến đấu với kẻ thù. Một nữ kiến thợ có thể chỉ làm một công việc suốt đời, nhưng cũng có thể thay đổi từ việc này qua việc khác.

Trong tổ kiến, lười nhất là những chàng kiến đực, chẳng làm việc gì khác ngoài nhiệm vụ giao phối với nàng kiến chúa và có cuộc đời ngắn ngủi nhất. Nói cách khác, trong một bầy kiến, có tới 80% kiến tham gia vào những việc như ta thường gọi là lao động công ích cho xã hội, chỉ có 20% còn lại là có thể tạm gọi là “lao động gián tiếp”, nói đúng ra chỉ rong chơi, ăn sẵn, chờ làm cái việc duy trì nòi giống.

Hình dáng kiến thợ to nhỏ khác nhau. Thường thì kiến lính to nhất, với đầu và hàm to nhất. Ở một số loài kiến, kiến lính chỉ có nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ. Nhưng ở số loài kiến khác, kiến lính chẳng có nhiệm vụ gì đặc biệt cả (theo Internet).

3. Đặc tính của loài kiến

Kiến là loài vật nhỏ bé, xinh xắn nhưng cần cù và chăm chỉ này có một cái gì đó rất giống với xã hội loài người của chúng ta, một xã hội chứa đựng trong đó biết bao nhiêu câu chuyện, biết bao nhiêu vấn đề phát sinh cần phải giải quyết. Có thể nói : xã hội loài kiến chính là xã hội thu nhỏ của xã hội loài người. Chúng cũng có những ranh giới và những qui định riêng cần phải được tôn trong.

Nếu có dịp đọc tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, một tác phẩm nổi tiếng và đầy chất nhân văn về xã hội loài vật : khi chú dế mèn với cương vị là sứ giả hòa bình đến thăm vương quốc loài kiến, điều mà chú dễ dàng nhận thấy đó là loài kiến cũng có những cấp bậc thứ tự khác nhau. Cao nhất là kiến chúa, rồi đến các loài kiến khác như kiến chỉ huy, kiến thợ…


Loài kiến muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có sự đoàn kết và hợp tác bởi vì :”Hợp quần gây sức mạnh”. Chúng ta hãy xem : một con sâu to thì một con kiến nhỏ bé như thế làm sao có thể khiêng về tổ được ? Vậy mà 100 con kiến có thể khiêng nổi con sâu mà đem về tổ đấy.