Translate

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

MỒNG BA TẾT - CON KIẾN CẦN CÙ

Hôm nay Mồng Ba tết Giáp Ngọ, Giáo hội Việt nam muốn dành riêng để xin ơn thánh hóa công việc làm ăn trong năm mới, đồng thời xin Chúa chúc lành cho mọi công việc làm ăn chủa chúng ta trong suốt năm mới, biết lao động cho thích hợp để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, cũng như góp phần vào việc làm sáng danh Chúa trong mỗi công việc của chúng ta.

Chúng ta có một gương đặc biệt về sự cần cù làm việc, đó là con kiến. Khi nói đến con kiến, tự nhiên trong đầu óc chúng ta nảy ra ý tưởng là sự cần cù làm việc, nhất là qua bài thơ ngụ ngôn “Con ve và con kiến” của thi sĩ La Fontaine.

Chúng ta cùng tìm hiểu về loài kiến với các nét đặc trưng của chúng và rút ra một bài học thực hành cho cuộc sống chúng ta.

I. TÌM HIỂU LOÀI KIẾN

1. Một loại côn trùng đặc biệt

Các nhà sinh học vừa khẳng định : kiến, loại côn trùng “cổ” nhất, thay đổi ít nhất trong quá trình tiến hóa và nhiều triệu năm sau vẫn tồn tại trên hành tinh này lại là một loài thường hay gặp nhất.

Kiến là loài con trùng sống hầu như ở khắp mọi nơi trên trái đất, trừ vùng băng giá và đại dương.

Kiến cũng có nhiều loại với nhiều mầu sắc khác nhau như kiến đen, kiến lửa, kiến càng, kiến gió… và mỗi loại có một lãnh thổ riêng, một phạm vi sinh sống riêng của mình.

Chúng sống thành bầy đàn, phân chia nhiệm vụ rõ ràng, có tôn tri trật tự, biết bảo vệ lẫn nhau và cũng đi xâm lăng, cướp bóc, bắt nô lệ, chăn nuôi sâu bọ lấy “sữa”…

Số lượng loài kiến trong một tổ có thể từ vài chục cho đến hàng ngàn con… nhưng đứng đầu luôn là kiến chúa, còn lại hầu như là các nữ kiến thợ với những nhiệm vụ như tìm kiếm thức ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh. Có rất ít kiến đực và chúng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn với phận sự duy nhất là giao phối với kiến Chúa để duy trì nòi giống, sau đó chết. Như vậy, có thể nói tổ kiến gồm toàn là các nữ kiến.

2. Cấu trúc xã hội loài kiến

Hầu hết mọi xã hội loài kiến được chia ra làm ba thành phần, đó là kiến chúa, kiến thợ và kiến đực. Sau khi giao phối với một trong những chàng kiến đực, kiến chúa bắt đầu làm tổ và chỉ đẻ trứng trong suốt cuộc đời còn lại của mình… Kiến chúa không cai trị tổ kiến nhưng các kiến thợ luôn mang thức ăn lại nuôi như chúng nuôi lẫn nhau. Có tổ chỉ có một kiến chúa nhưng có tổ lại có nhiều kiến chúa cùng lúc.

Ngoài nhiệm vụ chăm sóc và nuôi nấng kiến chúa, đàn kiến thợ còn có nhiệm vụ xây tổ, mở mang tổ rộng hơn, sửa chữa tổ khi bị hư hại, chăm sóc ấu trùng hay trứng kiến, tìm kiếm thức ăn và chiến đấu với kẻ thù. Một nữ kiến thợ có thể chỉ làm một công việc suốt đời, nhưng cũng có thể thay đổi từ việc này qua việc khác.

Trong tổ kiến, lười nhất là những chàng kiến đực, chẳng làm việc gì khác ngoài nhiệm vụ giao phối với nàng kiến chúa và có cuộc đời ngắn ngủi nhất. Nói cách khác, trong một bầy kiến, có tới 80% kiến tham gia vào những việc như ta thường gọi là lao động công ích cho xã hội, chỉ có 20% còn lại là có thể tạm gọi là “lao động gián tiếp”, nói đúng ra chỉ rong chơi, ăn sẵn, chờ làm cái việc duy trì nòi giống.

Hình dáng kiến thợ to nhỏ khác nhau. Thường thì kiến lính to nhất, với đầu và hàm to nhất. Ở một số loài kiến, kiến lính chỉ có nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ. Nhưng ở số loài kiến khác, kiến lính chẳng có nhiệm vụ gì đặc biệt cả (theo Internet).

3. Đặc tính của loài kiến

Kiến là loài vật nhỏ bé, xinh xắn nhưng cần cù và chăm chỉ này có một cái gì đó rất giống với xã hội loài người của chúng ta, một xã hội chứa đựng trong đó biết bao nhiêu câu chuyện, biết bao nhiêu vấn đề phát sinh cần phải giải quyết. Có thể nói : xã hội loài kiến chính là xã hội thu nhỏ của xã hội loài người. Chúng cũng có những ranh giới và những qui định riêng cần phải được tôn trong.

Nếu có dịp đọc tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, một tác phẩm nổi tiếng và đầy chất nhân văn về xã hội loài vật : khi chú dế mèn với cương vị là sứ giả hòa bình đến thăm vương quốc loài kiến, điều mà chú dễ dàng nhận thấy đó là loài kiến cũng có những cấp bậc thứ tự khác nhau. Cao nhất là kiến chúa, rồi đến các loài kiến khác như kiến chỉ huy, kiến thợ…


Loài kiến muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có sự đoàn kết và hợp tác bởi vì :”Hợp quần gây sức mạnh”. Chúng ta hãy xem : một con sâu to thì một con kiến nhỏ bé như thế làm sao có thể khiêng về tổ được ? Vậy mà 100 con kiến có thể khiêng nổi con sâu mà đem về tổ đấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét