Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái
đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không
nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm. (Lc 19, 43-44)
Toàn bộ
các Tin Mừng, chỉ thấy nhắc tới hai lần Chúa Giêsu khóc, nhưng không phải khóc
cho chính Người lúc giáng sinh hay khi chịu tử nạn, mà là khóc cho số kiếp của
một người bạn (Lazarô) và khóc cho số phận của một dân thành đã không nhận ra
giờ Chúa viếng thăm. Chúa Giêsu đã khóc, vì dường như bất lực trước sự cứng
lòng của dân Do Thái thành Giêrusalem, Người làm được mọi sự, nhưng đối với sự
cứng lòng của người Do Thái, Người không thể làm gì trước tự do của họ. Có thể
nói, Thiên Chúa dường như bất lực trước sự tự do mà Người đã ban cho con người.
Người Do Thái là dân Chúa chọn nên họ đáng hưởng nhiều đặc ân, nhưng thực tế họ
không được gì. Bởi Chúa đã giáng sinh nơi quê hương họ để cứu chuộc họ, nhưng họ
đã không đón nhận.
Ðiều xảy
ra cho thành Giêrusalem cũng có thể xảy đến cho mỗi người ở mọi thời: mỗi người
đều có những giây phút hồng phúc được Chúa viếng thăm đem đến ơn lành. Do đó, nếu
không đón nhận giờ Chúa viếng thăm, con người sẽ mãi mãi mất đi cơ hội được hưởng
lòng thương xót của Thiên Chúa. Giờ Chúa viếng thăm bất kỳ lúc nào trong mọi biến
cố xảy đến cho từng người, nên cần sự tỉnh thức để nhận ra ý Chúa. Đặc biệt,
như lần cuối cùng Chúa Giêsu lên Giêrusalem xưa và dân Do Thái đã mất đi cơ hội
cuối cùng, thì này giờ Chúa viếng thăm cuối cùng trong cuộc đời dương thế của mỗi
người, nếu không đón nhận Người thì sẽ vĩnh viễn đi vào cõi diệt vong.
******
Lạy Chúa, Chúa đã khóc thương Giê-ru-sa-lem trước viễn tượng thành thánh bị
hoang tàn đổ nát. Xin cho con cũng biết thương cảm thân phận tội lỗi, yếu hèn của
chính mình mà đón nhận ân sủng của Chúa đã trao ban qua các Bí tích và Hội
Thánh của Người; nhờ đó con biết thật lòng ăn năn sám hối và sống theo Tin Mừng
của Chúa, để thời gian sống: ngày giờ năm tháng có ý nghĩa hơn trong cuộc viếng
thăm của Người. Amen.