Trông
thấy bà, Đức Giê-su gọi lại và bảo: “Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật
nguyền!” (Lc 13, 12)
Trong
truyền thống Do Thái, sabát là một ngày có ý nghĩa rất lớn ghi nhớ ngày thứ bảy
trong cuộc sáng tạo của Thiên Chúa (Xh 31, 17). Ngày sabát còn nhắc nhớ biến cố
dân Israen được giải thoát khỏi kiếp nô lệ Ai Cập (Đnl 5, 15) và hướng tới sự
thành toàn viên mãn trong Trời Mới Đất Mới (Is 65, 17). Người Do Thái giữ luật
ngày sabát rất chặt chẽ và tỉ mỉ.Trong ngày đó mọi người kể cả nô lệ đều được
nghỉ ngơi, gác hết mọi việc đồng áng và chăm sóc gia súc, họ tới hội đường để cầu
nguyện và nghe đọc Sách Thánh. Bài Tin Mừng Lc (13, 10-17 ) hôm nay thuật lại một
phép lạ của Chúa Giêsu chữa người phụ nữ bị còng lưng, mà Ngài thực hiện việc
này trong ngày ba-bát, một ngày cấm làm việc của người Do Thái. Điều này đả gây
sốc và dấy lên nỗi tức giận cho giới lãnh đạo Do Thái, họ lên án trách móc dân
chúng gay gắt: “Đã có sáu ngày để làm việc,
thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày sabát!” (Lc 13, 14b). Nghe vậy Đức Giêsu liền giải
thích cho họ biết đừng vì luật lệ mà không thi hành đức yêu thương bác ái đối với
người khác. Đức Giêsu cũng tuân giữ ngày sabát và công nhận đó là ngày thánh, đồng
thời Người hướng chúng ta đến giá trị thiêng liêng cao đẹp hơn, đó là ngày dành
để thờ kính Thiên Chúa, Người nói: “Ngày
sabát có vì người ta chứ không phải người ta có vì ngày Sabát” (Mc 2, 27). Khi khẳng định điều đó, Đức Giêsu muốn mọi người
phải nhìn nhận quyền năng của Thiên Chúa vượt lên trên mọi luật lệ, lên mọi định
kiến và sự hẹp hòi ích kỷ của loài người. Qua đó Đức Giêsu cũng cho biết sứ mệnh
của Người là đến thế gian để cứu vớt những ai đang lầm than vất vả, đang mang
gánh nặng nề của đau khổ và tội lỗi. Việc làm của Đức Giêsu đã giúp các môn đệ
có một cái nhìn bao dung rộng lượng hơn. Bởi lẽ Đức Giêsu đã đến trần gian
không phải chỉ cứu người Do Thái nhưng để cứu tất cả chiên lạc nhà Israel. Người
đã đến không phải để cho người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và yêu thương mọi
người. Với trọn tấm lòng yêu thương, Đức Giêsu có cái nhìn tinh tế, Người thấu
hiểu nỗi khổ của người đàn bà bị bệnh suốt mười tám năm. Người đã vượt lên trên
những rào cản của văn hóa dân tộc, của thói tham lam ích kỷ, vượt qua óc thành
kiến và đố kỵ để giải thoát thân phận con người khỏi sự ràng buộc của đau khổ
và tội lỗi.
Câu 14
nói lên thái độ và con người của ông Trưởng Hội Đường. Để tỏ ra uy quyền của
người Trưởng Hội Đường nắm giữ và bắt người khác thi hành đúng luật, nên ông tỏ
ra tức tối và lên tiếng nhắc nhở cả cho đám đông và Chúa Giêsu “ có 6 ngày phải làm việc, thì đến xin chữa
bệnh trong ngày đó, đừng đến vào ngày Sa-bát” (Lc 13, 14b). Một giọng điệu
nghe có vẻ là người tuân giữ lề luật, nhưng đây chỉ là lối giữ luật vụ hình thức,
bởi nội dung sâu xa của luật vẫn là lòng bác ái đối với anh em đồng loại. Chúa
Giêsu đã chữa cho người phụ nữ, giờ đây Ngài muốn chữa bệnh thiêng liêng cho ống
Trưởng Hội Đường và các kẻ chống đối Ngài, Ngài lên tiếng: đạo đức giả ! Trong
ngày Sa-bát, bò lừa còn được dẫn đi uống nước mà . Trong 2 câu 15 và 16, Chúa
Giêsu đã dẫn chứng và đưa ra một lối so sánh rất ngoạn mục : một bên là con lừa,
con bò, còn bên kia là một con người. Một bên chỉ để giải khát thân xác, còn
bên kia là giải thoát cả về đời sống tinh thần. Tại sao các ông sẵn sàng thực
hiện những công việc chỉ đáp ứng những nhu cầu thân xác của một con vật, mà lại
tỏ ra cứng nhắc khi giải thoát cho một con người đã bị ma quỉ kiềm chế bấy lâu
? Tại sao các ông chỉ thấy sự cần thiết cho một thân xác của con vật, mà không
thấy nhu cầu thiêng liêng của một con người? . Vậy mà các ông nhận mình là cha,
là mẹ của dân sao?
Thật thế,
các vấn nạn Chúa Giêsu đặt ra để ông Trưởng Hội Đường và các người theo phe ông
nhận ra cốt lõi của luật. Trước hết và trên hết đó là lòng nhân ái. Nhiều khi
chúng ta dùng luật mà xem thường hay xúc phạm vùi dập của con người. Câu 17 là
câu kết luận của bài Tin Mừng “ những kẻ
chống đối Chúa Giêsu phải xấu hổ còn toàn dân thì vui mừng”, đó là 2 thái
độ của những người nghe Lời Chúa. Câu trả lời của Chúa Giêsu đã cho họ biết họ
đang đứng ở vị trí nào trong Nước Thiên Chúa.
Thật
trùng hợp khi ngày nay trong chúng ta, vẫn có khối kẻ sống nệ luật như ông Trưởng
Hội Đường này. Chúng ta đã dùng luật Chúa và luật Giáo Hội để lên án tố cáo người
khác, không đúng nơi, đúng lúc. Một cách không nhân nhượng, chúng ta dễ dàng
thoải mái xét đoán khi không có thẩm quyền ấy và nhiều khi những lời tố cáo đó
chỉ theo nhãn quan tình cảm của ta mà thôi. Như người Do Thái xưa đã dùng luật
mà lên án Chúa Giêsu, ngày nay chúng ta cũng dùng chính Lời Chúa để kết tội người
khác một cách vô tình hay hữu ý.
******
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết
soi mình vào tấm gương Lời Chúa để sửa mình, chứ không để tố cáo người anh em
cách vô tội. Nếu phải buộc nói ra vì trách nhiệm, vì bổn phận… xin cho chúng
con biết nói trong tinh thần bác ái, để lời nói của chúng con bây giờ sẽ không
là lời kết án chúng con trước tòa Chúa sau này. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét