Con
Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng
mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mt 20, 28)
Hằng năm
cứ đến ngày lễ kính thánh Gia-cô-bê tông đồ, thì Giáo Hội lại cho chúng ta nghe
bài Tin Mừng kể câu chuyện chẳng mấy tốt đẹp của anh em con nhà ông Giê-bê-đê
xúi mẹ “đi đêm” với Chúa Giêsu để được quyền cao chức trọng. Mặc dầu hai ông đã
đi theo Chúa được một thời gian, nhưng họ vẫn chưa hiểu hết được tinh thần của
Chúa, lối sống của Chúa, sứ mạng cứu độ của Chúa và tư cách của người môn đệ
đích thực của Chúa cần phải có là những gì. Ngay cả các môn đệ khác khi nghe biết
sự tính toán của hai ông Giacôbê và Gioan, họ cũng đã tỏ ra bực tức, ghen tị với
hai ông. Các môn đệ khác tỏ ra tức tối, điều này có nghĩa là các ông có cùng một
tham vọng. Lòng ham muốn lây lan, sinh sôi nẩy nở từ thủa ban đầu của sự sống
con người (x. St 3) ; và chỉ có cây Thập Giá mới chữa lành được thôi. Thật
vậy, từ ngày theo Chúa Giêsu, các môn đệ luôn mang trong mình tư tưởng quyền lực,
mong đến ngày Thầy Giêsu lên ngôi để các ông được chia sẻ tước này chức nọ, các
ông tranh luận ai sẽ được Thầy Giêsu cho làm quan to nhất trong Nước Trời.
Trình thuật Tin Mừng kể lại chỉ trong vài dòng chữ, nhưng nói lên biết bao điều sâu kín. Chúng ta hãy nhìn ra lòng ham muốn đã tác hại như thế nào trong tương quan với Chúa và với nhau. Nhưng trước hết, chúng ta có thể so sánh hai ý muốn, hai cung cách và hai con đường: con đường của hai môn đệ và của mười ông còn lại một bên, và bên kia là con đường của Đức Giêsu. Thật vậy, Người gọi các ông lại và nói: Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. i. t 20, 25-27). Ngài nêu ra một cách thức thi hành quyền bính giữa các môn đệ hoàn toàn ngược hẳn với cách thức bình thường. Nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng lời của Ngài rất triệt để: “ai muốn làm lớn…” ; “ai muốn làm đầu…”. Ngài không nói: “ai được đặt làm lớn; ai được đặt làm đầu”. Nhưng Đức Giêsu nói đến ý muốn, và ý muốn này đang có nơi tất cả các môn đệ và cũng đang có nơi tất cả chúng ta. Đức Giêsu không nêu ra một nguyên tắc suông, nhưng Ngài luôn luôn nói điều Ngài là, tương tự như những lời Ngài nói trong Bài Giảng Trên núi: Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người. (Mt20, 28). Và điều Đức Giê-su ở đây muốn nói tới chính là lẽ sống của Ngài; phục vụ đối với Ngài không phải là một công trình phải cố thực hiện, nhưng phục vụ là lý do hiện hữu của Ngài. Vì thế, phục vụ và hiến dâng cũng phải là lẽ sống của chúng ta, theo gương của thánh Gia-cô-bê Tông Đồ mà chúng ta mừng kính hôm nay. Phục vụ và hiến dâng cũng phải là lẽ sống của chúng ta, bởi vì chính chúng ta đã được Chúa phục vụ trước và Ngài vẫn phục vụ chúng ta hằng ngày trong cuộc sống và trong Thánh Lễ. Hơn nữa, trong đời sống phục vụ, chính Chúa thúc đẩy chúng ta phục vụ, Ngài phục vụ với chúng ta và Ngài phục vụ trong chúng ta, như chúng ta vẫn tuyên xưng hằng ngày: “Chính nhờ Đức Ki-tô, trong Đức Ki-tô và với Đức Ki-tô”; và như lời thánh Phao-lô xác tín: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, nhưng Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2, 20).
Trình thuật Tin Mừng kể lại chỉ trong vài dòng chữ, nhưng nói lên biết bao điều sâu kín. Chúng ta hãy nhìn ra lòng ham muốn đã tác hại như thế nào trong tương quan với Chúa và với nhau. Nhưng trước hết, chúng ta có thể so sánh hai ý muốn, hai cung cách và hai con đường: con đường của hai môn đệ và của mười ông còn lại một bên, và bên kia là con đường của Đức Giêsu. Thật vậy, Người gọi các ông lại và nói: Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. i. t 20, 25-27). Ngài nêu ra một cách thức thi hành quyền bính giữa các môn đệ hoàn toàn ngược hẳn với cách thức bình thường. Nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng lời của Ngài rất triệt để: “ai muốn làm lớn…” ; “ai muốn làm đầu…”. Ngài không nói: “ai được đặt làm lớn; ai được đặt làm đầu”. Nhưng Đức Giêsu nói đến ý muốn, và ý muốn này đang có nơi tất cả các môn đệ và cũng đang có nơi tất cả chúng ta. Đức Giêsu không nêu ra một nguyên tắc suông, nhưng Ngài luôn luôn nói điều Ngài là, tương tự như những lời Ngài nói trong Bài Giảng Trên núi: Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người. (Mt20, 28). Và điều Đức Giê-su ở đây muốn nói tới chính là lẽ sống của Ngài; phục vụ đối với Ngài không phải là một công trình phải cố thực hiện, nhưng phục vụ là lý do hiện hữu của Ngài. Vì thế, phục vụ và hiến dâng cũng phải là lẽ sống của chúng ta, theo gương của thánh Gia-cô-bê Tông Đồ mà chúng ta mừng kính hôm nay. Phục vụ và hiến dâng cũng phải là lẽ sống của chúng ta, bởi vì chính chúng ta đã được Chúa phục vụ trước và Ngài vẫn phục vụ chúng ta hằng ngày trong cuộc sống và trong Thánh Lễ. Hơn nữa, trong đời sống phục vụ, chính Chúa thúc đẩy chúng ta phục vụ, Ngài phục vụ với chúng ta và Ngài phục vụ trong chúng ta, như chúng ta vẫn tuyên xưng hằng ngày: “Chính nhờ Đức Ki-tô, trong Đức Ki-tô và với Đức Ki-tô”; và như lời thánh Phao-lô xác tín: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, nhưng Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2, 20).
Có lẽ
chúng ta không có “giấc mơ quyền bính” như các Tông Đồ khi xưa, nhưng chắc chắn
chúng ta có những gắn bó và quyến luyến đi ngược với con đường Thập Giá của Đức
Ki-tô. Vì thế, chúng ta được mời gọi luôn luôn soi mình vào Đức Giê-su chịu
đóng đinh, cá nhân cũng như cộng đoàn, và để được Người biến đổi.
******
Lạy
Chúa, xin cho mọi người chúng con biết đến với mọi người bằng tinh thần khiêm
nhu và hăng say phục vụ vô vị lợi, để trong mọi sự Chúa được vinh danh. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét