Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm
chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo
thật anh em: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào (Mc 10, 14-15)
Văn hóa
Việt Nam từ ngàn xưa tới bây giờ vốn không xem trọng vai trò, vị trí của trẻ
em, dẫu lắm sách vở, báo đài, ti vi, áp- phích, băng rôn vẫn đau đáu lời kêu gọi “ Hãy chăm sóc trẻ em; trẻ
em như búp trên cành; trẻ em là tương lai của đất nước...”, song trong lối hành
xử gia đình, hay trong tương quan giao tiếp ở học đường, xã hội thì vai trò, tiếng
nói của trẻ em vẫn luôn bị vùi dập theo kiểu “ con nít ranh; trẻ con biết gì; hỗn
xược...”. Không chỉ có Việt Nam trong nền văn hóa Á Đông trọng nam khinh nữ coi
thường con nít mà còn rất nhiều quốc gia khác chưa làm đúng quyền
và nghĩa vụ chăm sóc cho những chủ nhân của nhân loại. Vấn nạn ấy cũng được đề cập trong Tin Mừng
ngày hôm nay khi thánh sử Máccô đưa chúng ta trở về bối cảnh văn hóa của Do
Thái vào thời Chúa Giêsu, họ cũng trọng nam khinh nữ coi thường con nít, (không kể đàn bà và con nít - Mc 6, 30-44).Trẻ
em luôn là thành phần không đáng kể đến.Những tưởng điều này chỉ tồn đọng trong
lối hành xử hách dịch của giới tri thức, thông luật hay Pharisêu, song ngay cả
những bình dân lao động như các môn đệ cũng
mặc lấy quan niệm phân biệt này,
khi mà các ông ngăn cấm trẻ em, không cho chúng đến với Chúa Giêsu. Song
với Chúa Giêsu điều này lại khác, chúng
ta dễ dàng nhận ra rằng, Ngài yêu mến trẻ em cách đặc biệt khi Người nói: cứ để trẻ nhỏ đến với thầy, vì Nước Thiên
Chúa là của những ai giống như chúng. (Mc 10, 14b). Điều này xem ra có sự
phi lý khi chúng ta suy luận rằng: nước
trời là phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mỗi ngày; là phải qua cửa hẹp mà vào; phải từ
bỏ cha mẹ, vợ con… tức là phải hy sinh, hãm mình, phải chiến đấu, chinh phục một
cách kiên trì và kiên cường thì mới mong đạt được. Điều này chẳng phải chỉ phù
hợp với những người lưng dài vai rộng, ý chí sắt đá hoặc những người học rộng
tài cao, mưu lược mới mong thành tựu sao, chứ những đứa trẻ suốt ngày chỉ biết
thích ăn hơn thích làm, thích ngủ hơn thích học, chỉ biết ru rú ở nhà, bám lấy
cha mẹ, hay khóc nhè, làm nũng thì sao có thể nước trời thuộc về chúng được.
Tuy
nhiên, Chúa Giêsu nói Nước Trời thuộc về những người mặc lấy tâm hồn trẻ thơ
cũng bởi lẽ: trẻ thơ rất đáng yêu, các em chân thật, đơn sơ, không toan tính;
không cậy dựa vào sức mình mà biết nương
vào sự trợ giúp của cha mẹ; các em nào có sự ganh đua, mưu kế, nghĩ gì nói thế
chứ chẳng biết xu nịnh, xỉa xói hay ám chỉ ai bao giờ; các em có tâm hồn bao dung, vị tha, sẵn sàng bỏ qua tất cả
những lầm lỗi một cách vô điều kiện. Đó là tất cả những thứ mà người lớn chúng
ta đã mặc lấy khi còn là trẻ thơ, nhưng nó đã nhạt mờ, tan biến khi ta đã để
dòng đời vùi lấp đi những phẩm chất tốt đẹp đó. Chúa Giêsu nói nước trời thuộc
về những người có tâm hồn giống trẻ thơ,
vì Ngài muốn chúng ta cũng phải đơn sơ, chân thành, có tâm hồn trong sáng,
không tính toán, thanh thoát, và đặc biệt là luôn biết khiêm nhường mà cậy trông
vào Thiên Chúa là Cha nhân lành.
******
Lạy Chúa,
xin cho mọi người chúng con có tâm hồn đơn sơ trong trắng, để như những trẻ thơ
vô tội, chúng con xứng đáng là những công dân Nước Trời, là nơi chỉ dành cho những
ai đơn sơ bé mọn. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét