Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp,
loài người không được phân ly. (Mt 19,6)
Xã hội
loài người thời đại nào và bất cứ nơi đâu, từ những tộc người sơ khai cho đến
những xã hội văn minh, cũng đều có luật về hôn nhân gia đình. Đặc biệt nơi nhiều
tôn giáo còn tâm linh hóa hôn nhân thành một định chế của niềm tin và nghi lễ. Bộ
luật Do-thái cũng đưa ra quy định về hôn nhân cách chi tiết, trong đó có cả việc
cho phép ly dị (Đnl 24). Tuy nhiên, việc đặt ra quy định về ly dị của Do-thái
Giáo đã để lại một sự bất công và hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ, và qua đó
xem nhẹ tình yêu và sự trung tín trong hôn nhân. Hôm nay khi người Pha-ri-sêu đến
hỏi Chúa Giêsu xem họ có được phép ly dị không? Thay vì trả lời “Có” hay
“Không” - vì Chúa Giêsu biết họ có ý gài bẫy Người sẽ phạm một trong hai tội:
vi phạm Lề Luật hoặc đối đầu với Hêrôđê - thì Chúa Giêsu lại nhắc cho họ điều
căn bản là từ thuở ban đầu là Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ, chúc
phúc cho họ để nên một với nhau “bất khả phân ly”. Thế nhưng, vì ích kỷ mà con người phản bội dối
gian nhau, thiếu tình yêu thương và tha thứ cho nhau… dẫn đến đổ vỡ.
Như vậy,
Chúa Giêsu xác định rõ ràng về ý định của Thiên Chúa và nâng hôn nhân lên hàng
bí tích. Ngài khẳng định khi hôn nhân thành sự là cả hai đã nên một xương một
thịt và do Thiên Chúa kết hợp nên loài người không ai có quyền phân ly. Và hôn
nhân là sự bình đẳng, bổ trợ cho nhau để cùng hướng tới sự cộng tác sáng tạo của
Thiên Chúa. Ngày hôm nay, Giáo Hội Công Giáo vẫn trung thành với luật Chúa là
duy trì sự bất khả phân ly, nghĩa là khi một cuộc hôn nhân đã thành sự thì Hội
Thánh không thể chấp nhận cho ly dị, trừ những trường hợp chứng minh được tiêu
hôn, hoặc một số trường hợp được ly thân mà thôi.
******
Lạy Chúa, giữa xã hội hôm nay, khi mọi giá trị luân lý, nhất là hôn nhân bị đảo
lộn. Xin cho chúng con biết hy sinh và vị tha, để xây dựng hôn nhân Kitô Giáo
vững chắc, từ đó giúp nhau thắng vượt được mọi khó khăn có thể làm tan vỡ gia
đình. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét