Một vị quân vương Ấn Độ đang bơi thuyền trong biển gặp lúc
trời đổ mưa to gió lớn, trên thuyền có một nô lệ vì là lần đầu tiên đi thuyền,
cho nên sợ hãi khóc rống lên. Nó cứ khóc mãi nên những người trên thuyền không
chịu được, quân vương cũng bày tỏ thái độ nên đuổi nó xuống khoang thuyền.
Cố vấn thứ nhất của quân vương là một người khôn ngoan, ông
ta nói: "Không nên đuổi nó xuống, để tôi giải quyết, tôi nghĩ rằng tôi có
thể làm cho nó im lặng," và lập tức ra lệnh cho các thủy thủ khiêng nó
quăng xuống biển. Tội nghiệp cho thằng nhỏ vừa rơi vào trong biển thì càng khóc
thét lên, tay chân vẫy loạn xạ, qua vài giây sau thì vị cố vấn ra lệnh cho thủy
thủ vớt nó lên thuyền.
Khi được vớt lên thuyền, tên nô lệ tội nghiệp im lặng đứng
trong góc thuyền không một tiếng nói, quân vương hỏi người cố vấn khôn ngoan
tại sao như thế ? Người khôn ngoan trả lời:
- "Trước khi tình hình biến ra xấu, thì mọi người rất
khó mà thể nghiệm được bản thân mình thật là may mắn."
Con người ta khi giàu có sung sướng thì không nghĩ đến mình
đang sung sướng hơn những người nghèo khổ, cho nên họ cứ than thở cho là mình
khổ quá; có người giàu có tiền bạc tiêu xài một bữa ăn bằng người nghèo sống cả
năm, nhưng vẫn cứ thở dài thở vắn oán trách trời bất công; có người cuộc sống
không thiếu gì cả, nhưng vẫn cứ than thở với người này, đánh tiếng với người
kia là mình sao mà khổ quá...
Cuộc sống vui sướng nghèo khó của con người thì như những
đợt sóng nhỏ vỗ vào bờ, hết đợt này thì đến đợt khác không ngừng, cho nên người
có đức tin thì luôn có tâm hồn chuẩn bị đón nhận: khi đón nhận niềm vui thì
đồng thời cũng chuẩn bị đón những đau khổ đến, khi vui vẻ sống trong hạnh phúc
thì đồng thời cũng chuẩn bị đón nhận những bất hạnh và những điều xấu đến cho
mình.
Luôn tỉnh thức và cầu nguyện là phương pháp hay nhất để đón
nhận những diễn biến tốt và xấu xảy đến cho mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét